Cây mai vàng có thân đẹp, nụ bông nhiều là tiêu chí lựa chọn mua của nhiều khách hàng. Để tạo ra được các cây mai như vậy bà con cần bảo vệ vườn mai của mình khỏi sâu hại tấn công. Bài viết hình ảnh hoa mai dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức để nhận diện và phòng trừ sâu hại trên mai vàng giúp bà con trồng mai tốt hơn
Sâu bệnh trên cây mai vàng
Mai vàng là một loại hoa cây cảnh trong dịp tết. Trồng mai vàng mang lại lợi ích kinh tế cao. Cây mai vàng không khó trồng và cũng không nhiều sâu bệnh. Nhưng, để tạo được 1 cây hoa mai đẹp, hoa xum xuê vào đúng tết thì người trồng mai cần đảm bảo không để sâu bệnh tấn công lên vườn mai của mình. Để làm được điều đó trước tiên bà con cần nắm được đặc điểm và tác hại nhằm lựa chọn đúng phương pháp phòng trừ chúng. Toàn bộ các thông tin cần thiết về sâu bệnh hại hoa mai đó sẽ được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi liệt kê chi tiết tại bài viết dưới đây
>>phôi mai vàng bến tre là gì? phôi mai vàng giá rẻ 2022?
Các loại sâu hại chính trên cây hoa mai
1. Nhện đỏ trên hoa mai
Đặc điểm hình thái: Nhện đỏ có cơ thể rất nhỏ nên rất khó để nhìn thấy nhện bằng mắt thường ngoài vườn nếu không quan sát thật kỹ mặt dưới lá của cây. Nhện đỏ trưởng thành có cơ thể màu hồng hoặc đỏ. Do vòng đời ngắn, khả năng sinh sản nhanh nên việc tiêu diệt nhện đỏ trở nên khó khăn hơn
Đặc điểm gây hại
Nhện đỏ tập trung ở mặt dưới của các lá già và lá bánh tẻ gây hại. Chúng sẽ hút nhựa rất nhanh, lá bị tấn công nhanh chóng bị chuyển sang màu đốm rám lấm tấm trắng; nhìn lá khô cằn, giòn và dễ rụng. Các cây bị nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành nụ hoa, cây sẽ ra ít bông hơn, phẩm chất chậu mai kém
Một số thuốc BVTV tham khảo để phòng ngừa nhện đỏ cho mai: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC…
2. Bọ trĩ gây hại hoa mai
Bọ trĩ là đối tượng tấn công trên cây mai mạnh nhất
Đặc điểm hình thái: Bọ trĩ trưởng thành có màu xanh nhạt hoặc vàng; cơ thể thon dài, kích thước nhỏ. Chúng có khả năng lẩn trốn nhanh vào các kẽ lá hoặc giả chết khi bị khua động.
Đặc điểm gây hại: Bọ trĩ chích hút phần non của cây mai vàng làm cho các lá non bị co rúm, xoăn lại, lá giòn. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng quang hợp và gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hoa của cây mai vàng
Thuốc BVTV có thể dùng để phòng ngừa bọ trĩ cho vườn mai: Radiant 60SC, Hapmisu 20EC, Susupes 1.9EC
3. Sâu cuốn lá gây hại cho mai
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành của sâu cuốn lá là bướm hoạt động ban ngày. Chúng bay di chuyển khắp cả vườn mai và đẻ trứng rải rác lên các lá non của cây
Sâu non có cơ thể màu xanh, đầu màu nâu đen, khi lớn chúng thường dùng tơ dính 2 lá hoặc cuộn 1 lá lại và trốn bên trong gây hại
Khả năng gây hại
Sâu non của sâu cuốn lá cắn làm cho lá khuyết thủng lỗ chỗ. Khi lớn hơn chúng cuộn lá non ở phần ngọn lại làm tổ và gây hại bên trong đó. Sâu có thể ăn cụt phần ngọn của cây mai vàng làm cây kém phát triển
Một số thuốc BVTV dùng xử lý sâu cuốn lá ở mai vàng: Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha…
>>rễ cây mai là rễ gì ?rễ cây mai rễ cọc hay rễ chùm thuộc rễ gì? Đặc tính của cây Mai Vàng và nơi bán cây mai vàng giá rẻ 2022
4. Rệp sáp hại hoa mai
Đặc điểm hình thái
Rệp sáp có cơ thể hình bầu dục, kích thước nhỏ. Trên cơ thể chúng được phủ một lớp sáp trắng. Một rệp sáp trưởng thành có khả năng đẻ tới 500 trứng
Khả năng gây hại
Rệp sáp chích hút làm cây sinh trưởng kém, tỷ lệ hoa giảm đáng kể
Ngoài ra rệp còn tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển che phủ lá, gây giảm khả năng quang hợp của lá mai vàng
Một số thuốc BVTV trừ rệp sáp bà con có thể tham khảo: Dibonin 5WP, Dibaroten 5GR, Aga 25EC, Appendelta 2.8EC, Tricel 48EC
Một số biện pháp nhằm phòng trừ bệnh hại cho hoa mai tốt hơn
Để giảm thiểu thiệt hại do sâu hại gây ra trên vườn mai vàng bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
Dùng vòi tưới xịt mạnh cho cây hàng ngày, xịt kỹ các tán lá để thổi bay sâu khi chúng ở mật độ nhẹ
Vào mùa khô tưới thường xuyên cho vườn mai để đảm bảo không tạo môi trường thuận lợi cho nhện, bọ trĩ phát triển
Khi sâu bùng phát số lượng nhiều bà con nên chủ động dùng thuốc BVTV theo danh sách gợi ý trong bài